7 điều tối kỵ chớ bao giờ nên làm ngay sau khi 'yêu'
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.Người mẹ cover nhạc trẻ cùng con trai, bất ngờ thành 'hiện tượng mạng'
Ngày 15.1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết đã cứu sống cháu bé bị dao đâm thủng hộp sọ.Trước đó, ngày 6.1, cháu A.Ph (13 tuổi, trú tại xã Đăk Môn H.Đăk Glei, Kon Tum) được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng bị 1 lưỡi dao đâm thủng hộp sọ. Theo thông tin từ người nhà, vào sáng cùng ngày, cháu A.Ph đùa giỡn cùng bạn và vô tình bị lưỡi dao găm sâu vào đỉnh đầu.Ngay sau khi tiếp nhận, người bệnh được các bác sĩ xử trí nhanh chóng, hội chẩn và phẫu thuật cấp cứu để lấy dị vật, lấy máu tụ trong sọ não. Sau hơn 1 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là 1 lưỡi dao cắm sâu khoảng 5 cm vào sọ não, 30 ml máu tụ trong nhu mô não của bệnh nhân.Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lâm (Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum), bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng, dị vật gây tổn thương sâu trong hộp sọ. Các bác sĩ đã thực hiện lấy dị vật, cầm máu tĩnh mạch vỏ não, lấy não dập, lấy máu tụ trong nhu mô não cho bệnh nhân.Sau phẫu thuật tình trạng bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, tự thở, không sốc, không liệt. Hiện bệnh nhân tiếp tục được điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương của Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.
Pirlo chịu thiệt để dứt tình trước World Cup
Đây là bước tiến quan trọng trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh theo chuẩn mực thực hành của Ủy ban Quốc tế về an toàn người bệnh (Tổ chức JCI).Chương trình PRIME được triển khai tại BV ĐHYD TP.HCM từ tháng 7.2024, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc. Đây là sự hợp tác giữa các chuyên gia từ Tổ chức JCI Mỹ và Công ty BD, nhằm chuẩn hóa thực hành tiêm truyền theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau 10 tháng triển khai, gần 1.000 điều dưỡng, dược sĩ và nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn đã được đào tạo, với gần 200 huấn luyện viên nòng cốt nhận chứng nhận PRIME Champions. BV ĐHYD TP.HCM là đơn vị hoàn thành chương trình trong thời gian ngắn nhất so với các bệnh viện khác tại Việt Nam.Phát biểu tại buổi lễ, PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Bệnh viện trân trọng cảm ơn các cố vấn từ Tổ chức JCI và các chuyên gia của Công ty BD đã đồng hành trong chương trình PRIME. Thành quả đạt được là minh chứng cho tinh thần đoàn kết và nỗ lực không ngừng của tập thể bệnh viện trong việc duy trì, cải tiến và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn người bệnh. Chúng tôi cam kết tiếp tục đổi mới, hướng đến mô hình chăm sóc chuẩn mực, tiên tiến và khác biệt, tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và nâng cao mức độ an toàn cho người bệnh".Theo TS ĐD Nguyễn Thị Hồng Minh, Trưởng phòng Điều dưỡng, BV ĐHYD TP.HCM là bệnh viện đại học đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á triển khai thành công chương trình PRIME JCI với quy mô 1.000 điều dưỡng tham gia. Đây cũng là bệnh viện tiên phong với quy mô triển khai lớn nhất toàn quốc, gần như đáp ứng tuyệt đối các yêu cầu của Tổ chức JCI. Thành công này chính là nhờ vào sự quyết tâm và ủng hộ của Ban Giám đốc Bệnh viện, sự đồng lòng của lãnh đạo các phòng/khoa/đơn vị và sự nỗ lực từ mỗi viên chức bệnh viện.TS Jeannell M. Mansur, Cố vấn cao cấp của Tổ chức JCI, Giám đốc chương trình PRIME JCI, gửi lời chúc mừng đến BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Ngay từ những ngày đầu triển khai, bệnh viện đã khẳng định quyết tâm và cam kết mạnh mẽ trong việc tuân thủ và hiện thực hóa các tiêu chuẩn JCI vào thực tiễn chăm sóc. Tôi tin tưởng rằng bệnh viện sẽ không chỉ duy trì mà còn liên tục cập nhật, cải tiến và phát triển chương trình, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường y tế an toàn, chất lượng và bền vững".TS Monnie Abraha, Cố vấn Tổ chức JCI, chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định kết quả hàng tháng về chương trình PRIME JCI tại BV ĐHYD TP.HCM, nhận định: "Bệnh viện không chỉ tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của chương trình mà còn chủ động đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn để liên tục cải tiến. Với đội ngũ nhân sự quy mô lớn và chuyên môn vững vàng, đây chính là nền tảng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của bệnh viện trong chương trình này".Việc thực hiện chương trình PRIME theo tiêu chuẩn của Tổ chức JCI là một chứng nhận quốc tế quan trọng, khẳng định chất lượng chăm sóc người bệnh an toàn và chuyên nghiệp tại BV ĐHYD TP.HCM. Chương trình PRIME được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn khởi đầu liệu pháp tiêm truyền, bao gồm lựa chọn thiết bị phù hợp, kỹ thuật tiếp cận mạch máu như xác định vị trí, chuẩn bị da, đặt catheter, cố định, khóa và duy trì đường truyền. Đồng thời, chương trình đảm bảo quy trình chuẩn bị thuốc đạt tiêu chuẩn, từ môi trường, kỹ thuật chuyên môn, tính toán liều lượng đến an toàn khi xử lý thuốc độc hại. Việc quản lý sử dụng thuốc được thực hiện nghiêm ngặt, từ khâu kiểm duyệt chỉ định bởi dược sĩ, tính toán tốc độ truyền đến trách nhiệm theo dõi sau khi dùng thuốc. Ngoài ra, chương trình cũng tập trung kiểm soát các hệ quả không mong muốn như phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và sai sót trong sử dụng thuốc, nhằm nâng cao an toàn cho người bệnh.Chương trình được triển khai tại hơn 50 bệnh viện trên toàn cầu, PRIME đã trở thành một chuẩn mực y tế quốc tế, và BV ĐHYD TP.HCM tự hào khi đạt được chứng nhận danh giá này. Thành công này tiếp tục khẳng định cam kết của bệnh viện trong việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều trị và mang đến dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế, an toàn và hiệu quả.
Vì DeepSeek-R1 là sản phẩm đến từ một công ty của Trung Quốc nên nhiều dự đoán cho biết chatbot AI này có thể hạn chế phản hồi của mình về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến chính phủ Trung Quốc. Để làm rõ vấn đề, công ty đánh giá AI PromptFoo đã tiến hành một nghiên cứu về chatbot AI đang gây sốt đối với giới công nghệ.Trong nghiên cứu, DeepSeek-R1 đã được sử dụng để trả lời 1.360 câu hỏi liên quan đến các chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc, bao gồm vấn đề Đài Loan, biểu tình ở Hồng Kông và sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Kết quả cho thấy 85% câu hỏi, tương đương 1.156 câu, nhận được các câu trả lời ủng hộ quan điểm của chính phủ Trung Quốc.PromptFoo cũng chỉ ra rằng DeepSeek-R1 thường sử dụng các phản hồi "thô thiển và thô bạo", nhưng chúng có thể dễ dàng bị bỏ qua bằng cách thay đổi ngữ cảnh câu hỏi. Tuy nhiên, một cuộc điều tra do Ars Technica thực hiện cho thấy kỹ thuật bỏ qua mà PromptFoo nêu ra không cần thiết để có được phản hồi hợp lệ. Đáng chú ý, câu trả lời của DeepSeek-R1 không nhất quán. Khi được hỏi về sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn, mô hình này từ chối trả lời và khuyên người dùng chuyển sang các vấn đề khác. Trong khi đó, khi hỏi về vụ thảm sát khu phố người Hoa ở Boston, Mỹ (hay Boston Massacre), DeepSeek-R1 đã cung cấp thông tin cụ thể chỉ trong 23 giây.So với các mô hình AI khác như ChatGPT và Gemini, DeepSeek-R1 có những hạn chế rõ rệt trong việc xử lý các chủ đề nhạy cảm. Tuy nhiên, mặc dù ChatGPT và Gemini có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho các vấn đề này nhưng chúng cũng không hoàn hảo và có thể từ chối cung cấp thông tin về một số chủ đề nhất định.Hiện tại vẫn chưa rõ liệu các hạn chế của chính phủ Trung Quốc có được áp dụng khi DeepSeek-R1 hoạt động cục bộ hay không, và liệu có mô hình nào cho phép người dùng hoàn toàn tránh được các hạn chế này. Ars Technica khuyến cáo người dùng nên chọn một mô hình AI khác nếu họ có ý định đặt câu hỏi liên quan đến các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc.
Vua Charles rất tự hào về Vương phi Kate Middleton
Chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 27 tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) sáng mai có sự tham gia tư vấn trực tiếp của các khách mời đại diện Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các chuyên gia đến từ các trường ĐH, CĐ… trên toàn quốc. Các khách mời sẽ giới thiệu, cung cấp, giải đáp những thông tin mới nhất về quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2025. Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, Trường THPT Phan Châu Trinh có sự đồng hành của hơn 30 đơn vị giáo dục.Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 22.2, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết vào cuối tháng 1.2025, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng đã có văn bản gửi đến các trường THPT trên địa bàn thông báo, hướng dẫn cho khoảng 5.000 học sinh (HS) tham dự trực tiếp chương trình tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh. Ngoài ra, đối với các trường không có điều kiện dự chương trình trực tiếp, nhà trường sẽ tổ chức theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến trên các kênh Thanh Niên trong khi chương trình diễn ra.Với sự hỗ trợ đường truyền internet siêu tốc độ cao - công nghệ XGSPON của VNPT Đà Nẵng, chương trình sẽ được truyền hình trực tuyến xuyên suốt trên nhiều kênh của Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên... Năm 2025 được xem là cột mốc đặc biệt khi lứa HS đầu tiên học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ với nhiều đổi mới. Lần đầu tiên sau nhiều năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT có những điều chỉnh lớn và công tác tuyển sinh ĐH-CĐ cũng thay đổi theo để phù hợp tình hình mới. Tại chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra cả ngày mai 23.2 ở TP.Đà Nẵng, GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), sẽ cung cấp những thông tin mới, "nóng" nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2025. Ngoài việc chia sẻ thông tin định hướng ra đề thi năm 2025, GS-TS Huỳnh Văn Chương sẽ hướng dẫn các thí sinh tự do học chương trình cũ (chương trình 2006) dự thi và công tác ra đề thi đảm bảo quyền lợi cho mọi thí sinh.Việc đại diện Bộ GD-ĐT trực tiếp cung cấp thông tin chính xác, giải đáp thắc mắc về quy chế tuyển sinh và những băn khoăn về nghề nghiệp của HS sẽ giúp HS an tâm trước khi bước vào kỳ thi. Tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc chọn ngành, chọn nghề ở các khối ngành như khoa học tự nhiên - kỹ thuật, kinh tế - khoa học xã hội - sư phạm… của HS sẽ được các chuyên gia đến từ các trường CĐ, ĐH trên cả nước tư vấn chuyên sâu. Chương trình sáng 23.2 có các chuyên gia tư vấn gồm: - GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. - TS Nguyễn Đức Quận, Phó trưởng ban Đào tạo - ĐH Đà Nẵng. - TS Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân. - TS Lê Văn Tường Lân, Trưởng ban Đào tạo và công tác sinh viên - ĐH Huế. - TS Đinh Thị Thu Hồng, Phó hiệu trưởng Trường Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM. - Thạc sĩ Ngô Văn Sơn, phụ trách Phòng Đào tạo và công tác sinh viên, Trường Du lịch - ĐH Huế. - TS Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing. - TS Phạm Xuân Hùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế). - ThS Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. - TS Nguyễn Duy Nghiêm, Giám đốc ĐH Greenwich Việt Nam - cơ sở Đà Nẵng. - TS Trần Đăng Khải, Trưởng khoa Xây dựng Học viện Hàng không Việt Nam.Chương trình chiều 23.2 sẽ được chia thành 2 phần.Phần 1: Đại diện các trường ĐH, CĐ sẽ giải đáp, giới thiệu thông tin, định hướng cho HS chọn ngành, nghề "hot" trong thời gian đến. - PGS -TS Trần Viết Long, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật -ĐH Huế. - TS Huỳnh Trung Phong, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và phát triển khởi nghiệp - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. - TS Nguyễn Đức Mận, Phó trưởng khoa Đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân.- TS Đỗ Trọng Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Đông Á. - Th.S Trần Thị Hương Quỳnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Phú Xuân. - TS Trần Văn Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt.Phần 2: Học sinh giao lưu, trò chuyện cùng nhân vật truyền cảm hứngĐể giúp các em HS tự tin hơn trong lựa chọn và quyết định, tại phần 2 chương trình, PGS-TS Nguyễn Thành Đạt, Phó trưởng ban Đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục, Bí thư Đoàn ĐH Đà Nẵng (gương mặt tiến sĩ trẻ truyền cảm hứng ở Tư vấn mùa thi 2023) sẽ quay lại với chương trình để cùng trao đổi, chia sẻ với HS về việc học tập, chọn ngành, chọn nghề. PGS-TS Nguyễn Thành Đạt cũng sẽ có dịp động viên, lưu ý các em vững tâm, ổn định sức khỏe để bước vào kỳ thi quan trọng nhất của đời HS.Bên cạnh đó, tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, điểm nhấn của chương trình ở TP.Đà Nẵng là gần 5.000 HS sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi tại hơn 30 gian hàng triển lãm của các trường ĐH, CĐ, trung tâm du học… Các tư vấn viên tại gian hàng sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của HS để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và hy vọng nghề nghiệp tương lai.